Thứ Hai, 21 tháng 5, 2012

ĐIỀU TRỊ TÊ BÀN TAY BẰNG DIỆN CHẨN


Tê bàn ngón tay là một trong những triệu chứng bệnh lý thường gặp, gây khó chịu mà một số người, già cũng như trẻ, thường hay mắc phải. Bệnh có thể do nhiều nguyên nhân gây nên như: rối loạn canxi máu, co thắt mạch máu ngoại vi, hội chứng ống cổ tay. Nhưng nguyên nhân hay gặp nhất có lẽ là hội chứng ống cổ tay. Nam hay nữ đều có thể bị bệnh, nhưng phụ nữ bị nhiều hơn nam giới (60-65%) độ tuổi 30 – 65. Bệnh thường gặp ở những người lao động thường xuyên tiếp xúc với nước hoặc cử động nhiều vùng cổ tay, nhân viên văn phòng...
 Triệu chứng chính là cảm giác tê rần, kiến bò ở các ngón tay bàn tay. Nhạy cảm với lạnh, thường tê rần về đêm và đơ cứng lúc ngủ dậy, cầm nắm khó khăn đôi khi mất cảm giác, tê tăng lên khi lao động, lái xe máy. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến nhiều biến chứng mà đặt biệt là teo cơ mô cái bàn tay.
Có nhiều phương pháp điều trị bệnh này như dùng thuốc tân dược, chích corticoid, phẫu thuật, xong vẫn không giải quyết vấn đề một cách triệt để mà còn gây nhiều biến chứng, tốn kém và đau đớn(nhiều bệnh nhân đến với tôi điều đã điều trị bằng hai phương pháp trên nhưng không hiệu quả, tình trạng tái phát nặng hơn,sau khi phẫu thuật bệnh nhân vẫn còn tê và phát sinh yếu bàn tay nơi phẫu thuật). Điện châm cũng có tác dụng tốt xong khó có thể điều trị dài hạn thường mỗi đợt điều trị phải kéo dài 15 ngày đến 1 tháng và gây đau cho bệnh nhân dẫn đến thiếu sự phối hợp và dễ bỏ cuộc. Châm cứu chỉ có thể thực hiện ở cơ sở y tế và với những người có chuyên môn tay nghề thì hiệu quả đạt được mới cao.
Sau nhiều ca điều trị thành công chúng tôi rút ra được phát đồ hỗ trợ điều trị bệnh lý tê tay sau phổ biến đến quý vị để mọi người cùng nhau tự chữa bệnh cho mình và người thân tại nhà.
  • Dùng ngãi cứu hơ các kẽ, đầu và hai góc các ngón tay.
  • Dùng kim lấy máu thử tiểu đường châm nặn máu mười đầu ngón tay bàn tay tê
  • Hơ cổ tay(huyệt dương trì), huyệt Hợp cốc, Ngoại quan, Hậu khê(không nhất thiết)
  • Vê hai góc móng các ngón tay(30 – 40 cái)
  • Dùng cầu gai đôi nhỏ lăng bàn tay sau đó vê quả cầu gai
  • Vỗ tay 30-40 cái
Mỗi ngày làm khoảng 2 lần
Bệnh nhân có thể mua uống thêm một số thuốc hoạt huyết bằng đông dược để tăng hiệu quả điều trị
Chú ý:
Tránh bàn tay tiếp xúc với nước thường xuyên, khi làm việc nên để bàn tay có thời gian nghĩ ngơi hợp lý…
Nên đo huyết áp trước khi điều trị để giải quyết tình trạng huyết áp cao hoặc thấp đây cũng là hai nguyên nhân chính gây tê tay theo dưỡng sinh y học cổ truyền( sẽ nói rõ hơn ở phần sau). Giải quyết được nguyên nhân thì bệnh sẽ hết hoàn toàn mà không bị tái phát.
Thân ái

ĐÔNG Y SĨ TRẦN THẮNG KIỆT
VĨNH CHÂU, SÓC TRĂNG
ĐT: 01649673282

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét