Thứ Tư, 23 tháng 5, 2012

CHÚNG SINH KHÔNG MUỐN HẾT BỆNH



  Cách chữa bệnh theo Khí Công Y Đạo là điều chỉnh cả 3 yếu tố Tinh-Khí-Thần. Đó là sự kết hợp giữa phương pháp của thầy thuốc với việc kết hợp ăn uống, tập luyện điều độ, tránh các yếu tố làm bệnh nặng thêm ( Vd: bệnh nhân đau thần kinh tọa tuyệt đối kiêng thịt gà, măng, nếp mắm. nếu không kiêng cử dù điều trị đến đâu cũng không thu kết quả lúc đó lại đổ lỗi cho thầy thuốc là kém tay nghề…).
   Cũng có những người quá chấp mê vào một phương pháp chẳng hạn như Tây y mà không tin tưởng vào các phương pháp khác hoặc nếu có thì cũng chỉ muốn thử qua loa chứ không thật nhiệt tình, vài lần đã “ bỏ trốn”, hoặc cũng có người đã điều trị nhiều nơi không khỏi khi đến mình thì cũng bị rối loạn nhiều do không đúng phương pháp và để bệnh kéo dài nên việc điều trị sau này gặp khó khăn đòi hỏi lòng kiên trì, nhưng đa số bệnh nhân chưa ngộ ra được như vậy thử hỏi vậy làm sau hết bệnh. dân gian có câu TÂM THÀNH DƯỢC LINH ý là vậy.
   Muốn thay đổi niềm tin mù quáng của những người mà Đạo Phật gọi là Sở Tri Kiến Chấp là chấp vào kiến thức hiểu biết của mình vào khoa học, vào học vấn và bằng cấp, thì không ai có thể thay đổi được trừ phi họ phải trải qua kinh nghiệm thất bại, đau khổ tinh thần và thể xác trong sự cố chấp đó thì mới có thể tỉnh ngộ khi mà phương pháp chữa trị bệnh mà mình theo đuổi đã thất bại. Khi còn chấp đông tây y thì đạo Phật gọi đó là Vạn Pháp do tâm sinh, khi buông bỏ chấp ngã, gọi là Vạn Pháp do tâm diệt.
   Một vị thầy của tôi là cố Hòa Thượng Thích Thiện Phước, Quan Âm Tu Viện Biên Hòa (phật tử và dân chúng trong vùng gọi ngài là Mẹ Trầu) đã giảng một bài : Chúng Sinh Không Muốn Hết Bệnh, mới nghe qua tưởng chừng vô lý, nhưng qủa thật, vì chúng sinh mê muội nên mới không muốn hết bệnh. Ngài giảng đại ý rằng :
Có một người bệnh từng khoe rằng đã chữa nhiều nơi mà không khỏi, về tây y thì uống thuốc mạnh nhất, mới nhất, đắt nhất, do các bác sĩ bậc thầy giỏi nhất mà không khỏi, về đông y đã từng bắt mạch hốt thuốc của các bậc lão y sư giỏi nhất, uống hàng trăm thang thuốc cũng không khỏi, nay có người đồn mách đến thầy để chữa, vậy tôi xin hỏi thầy chữa cho tôi theo đông y hay tây y ?
Như vậy với tuổi tác và tài năng của chúng ta theo bệnh nhân này sẽ không đủ kinh nghiệm để chữa bệnh cho ông được rồi. Muốn phá được chấp ngã của bệnh nhân này, để ông không còn dựa vào sở tri kiến chấp đem so sánh những gì ông hiểu được về đông tây y thì chúng ta phải trả lời là : Tôi không chữa cho ông bằng phương pháp đông tây y, mà chúng tôi chỉ chữa bằng thuốc gia truyền, chuyên chữa về bệnh của ông mà không nơi nào có. Ông tin thì ông chữa, ông không tin thì thôi.
Bệnh nhân không biết gì về thuốc gia truyền để so sánh với đông tây y, nên chỉ hỏi lại thầy thuốc :
Vậy thầy cho tôi uống thuốc sắc, thuốc tán, hay thuốc viên. Thuốc sắc thì tôi ngại sắc phiền phức lắm, thuốc tán bột uống hay bị sặc lắm, còn thuốc viên, nếu thầy cho uống thuốc ngọt thì tôi uống thử chơi, còn thuốc đắng thì tôi không uống được…
Đó là lý do bệnh nhân không muốn hết bệnh.
Tôi gặp một trường hợp khác, thân nhân bệnh nhân nhờ tôi vào bệnh viện Da Liễu Saigon xem có thể giúp gì cho bệnh nhân là một kỹ sư kiến trúc có bằng cấp từ Pháp, có quốc tịch Pháp đang chờ xuất cảnh đi Pháp, bị bệnh lở môi mép và lở vòng quanh 2 mắt, không thể há miệng lớn để ăn cơm uống nước được, vì sẽ làm đường lở nứt loang rộng chảy máu, ngày nay tây y gọi là bệnh Herpes cũng rất khó chữa, nhưng đông y chỉ dùng nước ép Mướp Đắng bôi rửa vết thương sẽ mau lành da non, không bị lở loét, uống thuốc tẩy độc máu trong gan thì khỏi bệnh. Nhưng qủa đúng như thầy tôi giảng : Chúng sinh không muốn hết bệnh.
Khi tôi đến nơi, người nhà giới thiệu tôi với bệnh nhân, bệnh nhân nói ngay rằng :
Anh đến thăm tôi thì tôi cám ơn. Em tôi là bác sĩ làm ở một bệnh viện bên Đức, nó là bác sĩ làm cho Liên Hiệp Quốc, nó gửi về cho tôi thuốc mới nhất mà chỉ có bệnh viện bên Đức mới cho bệnh nhân dùng, chứ chưa bán ra thị trường, tôi đã dùng mà không khỏi, ngay cả các bác sĩ ở bệnh viện này cũng không chữa được, tôi nằm ở đây để cho các bác sĩ theo dõi tìm phương pháp chữa nào hay hơn không, nếu không tôi đành chết ở đây..Một tháng sau bệnh lan rộng đau đớn bệnh nhân này đã chết cũng vì sở tri kiến chấp.
Muốn phá chấp, có hai cách chỉ cho bệnh nhân. Bệnh nhân cứ tiếp tục chữa theo cách đông tây y mà mình muốn, nhưng mình sẽ thăm khám giùm cho họ, và giải thích cho họ về cách chữa nào đúng cách nào chữa sai . Để cho họ đi chữa đông tây một thời gian để có kinh nghiệm xương máu, tiền mất tật mang, bệnh càng thêm nặng, nếu có duyên họ sẽ trở lại mình, khi họ đã phá bỏ si mê chấp sở tri kiến, buông bỏ hết mọi phương pháp, miễn sao chữa bằng cách nào cho họ khỏi bệnh thì họ theo, lúc đó mình sẽ điều chỉnh lại Tinh-Khí-Thần cho họ để cho họ nâng cao khí huyết thì bệnh sẽ khỏi, lúc đó họ sẽ tin vào phương pháp của mình.
Đã có một bà cựu hiệu trưởng trường Gia Long Áo Tím bị bệnh đau lưng, đi chữa theo tây y chuyên khoa xương, do thoái hóa cột sống lưng, uống thuốc và trị liệu theo tây y, kết qủa bị gù lưng chiều cao còn 1.45m, chiều cao khi chưa bệnh là 1.60m, đau càng đau hơn mà thuốc giảm đau đã vượt qúa liều mà không khỏi. Có người mách lại nhờ tôi chữa cho khỏi đau. Sau khi chữa 6 lần, bà hết đau, cột sống lưng thẳng lại 1.60m. Bà nói với tôi bà bị oan 6 năm. Tôi hỏi tại sao bà bị oan. Bà trả lời, tôi biết ông 6 năm trước, nhưng nghĩ rằng ông không chữa được nên mới chữa theo tây y 6 năm không kết qủa mà càng đau nhức mất ngủ. Con dâu tôi 1 tháng đến thăm tôi một lần, nó ngạc nhiên khi thấy tôi thẳng lưng, hết bệnh, không phải bị gù lưng chống gậy nữa.
Trên đây cũng là một bài học kinh nghiệm cho các bệnh nhân và cả thầy thuốc, phải tùy duyên mà chữa bệnh,. Bệnh nhân có thể tin vào phương pháp ăn uống, tập luyện khí công bằng kết qủa mà chính cơ thể bệnh nhân cảm nhận hoặc bằng các chỉ số cụ thể như huyết áp,nhịp tim,lượng đường,men gan… chứ không nên hoàn toàn tin vào các thấy thuốc mà không có cơ sở chứng minh, nên không cần tranh cãi hay thuyết phục làm lãng phí thời gian chữa bệnh nếu bệnh nhân không có niềm tin vào thầy thuốc..
  
THEO KHÍ CÔNG Y ĐẠO
Y SĨ TRẦN THẮNG KIỆT LƯỢC GIẢNG THÊM

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét